Tổng hợp Đề thi Kế toán trưởng – Bộ Tài Chính

22-08-24 minhtin

TỔNG HỢP ĐỀ THI KẾ TOÁN TRƯỞNG

Theo Quy định của Bộ Tài Chính, học viên tham gia khóa học Bồi dưỡng Kế toán trưởng, phải thi từ 2 đến 4 môn để lấy kết quả, và xét cấp Chứng chỉ Bồi dưỡng Kế toán trưởng.

Trung tâm Miền Nam, gửi đến học viên Tổng hợp Đề thi Kế toán trưởng – Bộ Tài Chính. Học viên tham khảo chi tiết các nội dung bên dưới nhé!

ĐỀ THI KẾ TOÁN TRƯỞNG MÔN KIỂM TOÁN

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM – (3 điểm)

1. Kiểm tra vật chất cung cấp bằng chứng chắc chắn về:

    1. Quyền sở hữu của đơn vị đối với tài sản
    2. Sự hiện hữu của tài sản
    3. Sự trình bày và công bố giá trị tài sản
    4. Sự đánh giá giá trị tài sản

2. Việc gửi thư xác nhận cho ngân hàng nhằm thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán nào sau đây:

    1. Đánh giá và đầy đủ
    2. Đánh giá và quyền
    3. Quyền và hiện hữu
    4. Hiện hữu và đầy đủ

3. Số lượng bằng chứng cần thu thập sẽ tăng lên khi:

    1. Rủi ro phát hiện tăng lên
    2. Rủi ro phát hiện giảm xuống
    3. Rủi ro kiểm soát tăng lên
    4. Rủi ro kiểm soát giảm xuống

4. Vào cuối năm công ty ABC gửi thư đối chiếu xác nhận các hàng hoá đang gửi tại một công ty BCD nhằm đảm bảo cơ sở dẫn liệu nào dưới đây đối với khoản mục hàng tồn kho:

    1. Đầy đủ và chính xác.
    2. Hiện hữu và phát sinh.
    3. Đánh giá và chính xác.
    4. Quyền và đầy đủ

5. Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ hai nguồn khác nhau, cho kết quả khác biệt trọng yếu, kiểm toán viên nên:

    1. Thu thập thêm bằng chứng thứ ba và kết luận theo nguyên tắc đa số thắng thiểu số.
    2. Dựa trên bằng chứng có độ tin cậy cao hơn.
    3. Tìm hiểu và giải thích nguyên nhân trước khi kết luận.
    4. Cả ba câu trên đều đúng.

6. Trong các bằng chứng tài liệu sau đây, loại nào được kiểm toán viên cho là có độ tin cậy thấp nhất:

    1. Hóa đơn của người bán lưu giữ tại đơn vị.
    2. Hóa đơn bán hàng của đơn vị.
    3. Các trao đổi với nhân viên đơn vị.
    4. Xác nhận của ngân hàng gửi trực tiếp cho kiểm toán viên

7. Bằng chứng được gọi là đầy đủ khi :

    1. Xác thực.
    2. Đủ để là nền tảng hợp lý để đưa ra nhận xét về báo cáo tài chính.
    3. Có đủ các tính chất thích hợp, khách quan và không thiên lệch.
    4. Được thu thập một cách ngẫu nhiên.

8. Báo cáo kiểm toán với ý kiến chấp nhận toàn phần nghĩa là:

    1. BCTC hoàn toàn không có sai sót
    2. BCTC được trình bày trung thực
    3. BCTC được trình bày chính xác
    4. Cả 3 câu trên đều đúng

9. KTV sẽ từ chối đưa ra ý kiến về BCTC trong trường hợp:

    1. KTV không độc lập
    2. KTV không chứng kiến kiểm quỹ do hợp đồng kiểm toán được ký sau ngày kết thúc năm tài chính
    3. KTV bất đồng ý kiến với ban giám đốc
    4. Công ty khách hàng thay đổi chính sách kế toán mà không thuyết minh trong BCTC

10. KTV không thể chứng kiến kiểm kê nên đã tiến hành các thủ tục thay thế và đã thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp. Các khoản mục khác đều không có sai sót trọng yếu. Ý kiến của KTV là:

    1. Ý kiến chấp nhận toàn phần
    2. Ý kiến chấp nhận từng phần
    3. Ý kiến từ chối
    4. Ý kiến không chấp nhận

11. Hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết lập nhằm đạt được các mục tiêu nào?

    1. Hiệu lực và hiệu quả của các hoạt động
    2. Sự trung thực và đáng tin cậy của thông tin
    3. Sự tuân thủ luật pháp và các quy định hiện hành
    4. Cả (a), (b) và (c) là đáp án đúng

12. Kiểm soát nội bộ là một quá trình, bởi vì:

    1. Bao gồm một chuỗi các hoạt động kiểm soát
    2. Hiện diện mọi nơi trong đơn vị
    3. Kết hợp với nhau thành một hệ thống nhất và là phương tiện nhằm đạt được mục tiêu
    4. Cả (a), (b) và (c) là đáp án đúng

13. Điều kiện quyết định đến sự trung thực và tính đáng tin cậy của các thông tin là:

    1. Thông tin được phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác và dưới hình thức phù hợp
    2. Thông tin được phản ánh theo yêu cầu của nhà quản lý
    3. Thông tin được phản ánh theo theo yêu cầu của cơ quan thuế
    4. Thông tin được phản ánh theo theo đúng chế độ quy định

14. Trên giác độ quản lý, hiệu quả là quan trọng, do đó khi sử dụng các biện pháp kiểm soát, người quản lý phải cân nhắc về:

    1. Chi phí bỏ ra
    2. Lợi ích thu được
    3. Chi phí, lợi ích và mức độ rủi ro có thể chấp nhận được
    4. Thời gian thực hiện

15. Các bộ phận cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ:

    1. Tư duy quản lý, phong cách điều hành của thành viên hội đồng quản trị và Ban giám đốc
    2. Môi trường kiểm soát, đánh gía rủi ro, các hoạt động kiểm soát, thông tin truyền thông và giám sát
    3. Cơ cấu tổ chức và quyền hạn, trách nhiệm của các bộ phận trong cơ cấu đó
    4. Chức năng, nhiệm vụ của hội đồng quản trị, Ban giám đốc và các phòng ban chức năng của đơn vị.

16. Môi trường kiểm soát là:

    1. Các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể
    2. Các quy định về kế toán và các thủ tục ké toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính.
    3. Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của nhà quản lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị
    4. Cả 3 câu trên đều sai

17.Thủ tục kiểm soát là:

    1. Các quy chế và thủ tục do Ban lãnh đạo đơn vị thiết lập và chỉ đạo thực hiện trong đơn vị nhằm đạt được mục tiêu quản lý cụ thể
    2. Các quy định về kế toán và các thủ tục kế toán mà đơn vị được kiểm toán áp dụng để thực hiện để ghi chép kế toán và lập báo cáo tài chính
    3. Là những nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của nhà quản lý đối với hệ thống kiểm soát nội bộ và vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị
    4. Cả 3 câu trên đều sai

18. Môi trường kiểm soát mạnh sẽ:

    1. Dễ dàng cho kiểm toán viên độc lập trong quá trình kiểm toán
    2. Đảm bảo tính hiệu quả của toàn bộ hệ thống kiểm soát nội bộ
    3. Hỗ trợ đáng kể cho các thủ tục kiểm soát cụ thể
    4. Có hệ thống kiểm soát nội bộ mạnh

19. Yêu cầu thông thường là chi phí cho hệ thống kiểm soát nội bộ không được vượt quá những lợi ích mà hệ thống đó mang lại là:

    1. Một trong những hạn chế tiềm tàng của hệ thống KSNB
    2. Một trong những yêu cầu quan trọng của các nhà quản lý
    3. Một trong những nguyên tắc khi thiết lập hệ thống KSNB
    4. Cả 3 câu trên đều đúng

20. Một biến cố có một kết cục ngoài dự kiến chính là:

    1. Một kết quả bất thường
    2. Một sai lầm
    3. Rủi ro
    4. Một nhận định sai

PHẦN II: TỰ LUẬN

Câu 1: (4 điểm)

Kiểm toán viên (KTV) Sáng phụ trách kiểm toán báo cáo tài chính (BCTC) cho công ty VTP cho niên độ kế toán kết thúc vào 31.12.N. Khi xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, một số sự kiện dưới đây không được ghi nhận hay công bố thông tin trên BCTC của VTP làm KTV Sáng chú ý:

1. Vào ngày 03.02.N+1 một cơn hoả hoạn thiêu cháy 4 kho hàng của VTP ước tính trị giá 30 tỷ đồng.

2. Vào tháng 10 năm N, VTP bị khách hàng kiện vi phạm hợp đồng. Ngày 15.1.N+1 toà án xét xử và yêu cầu VTP phải bồi thường cho khách hàng là 600 triệu đồng, VTP chấp nhận mức phạt này.

3. Vào ngày 09.02.N+1, VTP mua lại một công ty khác cùng ngành. Việc sát nhập giúp VTP trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của ngành.

Hãy cho biết

1. Cách xử lý kế toán của VTP đối với các tình huống trên có phù hợp với quy định hiện hành không (giả sử các số tiền trên đều là trọng yếu) và đề xuất hướng xử lý nào là phù hợp cho VTP.

2. Thế nào là Nợ tiềm tàng, điều kiện để lập dự phòng Nợ tiềm tàng.

Câu 2: (3 điểm)

Giả sử có 5 loại kiểm toán viên(KTV): KTV độc lập, KTV thuế, KTV thuộc kiểm toán nhà nước, thanh tra ngân hàng và KTV nội bộ

Giả sử có 5 loại hoạt động: kiểm toán BCTC, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ, dịch vụ kế toán và dịch vụ tư vấn quản lý.

Hãy cho biết mỗi trường hợp dưới đây sẽ do loại kiểm toán nào tiến hành và thuộc loại hoạt động nào trong những loại đã kể trên

1. BCTC của doanh nghiệp ABC nộp vào ngân hàng xin vay

2. BCTC của công ty cổ phần yết giá FPT để công bố cho cổ đông

3. Kiểm tra các chỉ thị của lãnh đạo công ty quy định mục đích và trách nhiệm của bộ phận marketing

Bổ nhiệm Kế toan trưởng cần những điều kiện nào?
Bổ nhiệm Kế toan trưởng cần những điều kiện nào?
Xem thêm Điều kiện học Chứng chỉ Kế toán trưởng do Bộ Tài Chính cấp

ĐỀ THI MÔN TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ VAI TRÒ KẾ TOÁN TRƯỞNG

Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm (chọn câu đúng nhất ghi vào giấy thi)

Câu 1: Quy trình xử lý nghiệp vụ kế toán được thực hiện theo trình tự sau:

  1. Tài khoản => Chứng từ => Sổ sách => Báo cáo tài chính
  2. Chứng từ => Tài khoản => Sổ sách => Báo cáo tài chính
  3. Báo cáo tài chính => Chứng từ => Sổ sách => Tài khoản
  4. Chứng từ => Sổ sách => Tài khoản => Báo cáo tài chính

Câu 2: Những tiêu chuẩn nào của kế toán trưởng sau đây mà Luật Kế toán không yêu cầu:

  1. Trình độ nghiệp vụ chuyên môn
  2. Khả năng ngoại ngữ đủ để giao tiếp với khách hàng
  3. Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng
  4. Bằng cử nhân kế toán và 2 năm kinh nghiệm

Câu 3: Có bao nhiêu hình thức sổ kế toán theo quy định hiện hành

  1. 3 hình thức sổ sách
  2. 4 hình thức sổ sách
  3. 5 hình thức sổ sách
  4. 6 hình thức sổ sách

Câu 4: Tổ chức bộ máy kế toán tại đơn vị theo Luật kế toán quy định gồm phân hệ:

  1. Kế toán quản trị, Kế toán chi phí
  2. Kế toán tài chính, Kế toán quản trị
  3. Kế toán chi phí, Kế toán tài chính
  4. Tất cả các đáp án trên đều là đáp án sai

Câu 5: Chuỗi hành động nào sau đây mô tả trình tự xử lý thông tin trong hình thức kế toán Nhật ký chung:

  1. Đối chiếu Phân tích nghiệp vụ kinh tế -> Ghi Nhật ký -> Ghi Sổ cái -> Lập Báo cáo tài chính.
  2. Lập Báo cáo tài chính -> Ghi Nhật ký -> Đối chiếu -> Phân tích nghiệp vụ kinh tế -> Ghi Sổ cái.
  3. Ghi Sổ cái -> Ghi Nhật ký -> Phân tích nghiệp vụ kinh tế -> Lập Báo cáo tài chính -> Đối chiếu.
  4. Phân tích nghiệp vụ kinh tế -> Ghi Nhật ký -> Ghi Sổ cái -> Đối chiếu -> Lập Báo cáo tài chính

Phần II: Tự luận

Là một Kế toán trưởng doanh nghiệp, Anh chị phải làm gì để tổ chức công tác kế toán trong doanh nghiệp (trình bày ngắn gọn).

ĐỀ THI KẾ TOÁN TRƯỞNG MÔN PHÁP LUẬT KẾ TOÁN

Câu 1: Công ty X là một công ty thương mại có xây dựng chính sách bán hàng là trích tiền hoa hồng môi giới cho cộng tác viên trên doanh thu bán hàng trước thuế GTGT. Công ty quản lý khách hàng theo từng nhân viên kinh doanh, Khi thanh toán tiền hoa hồng môi giới cho khách hàng thì nhân viên kinh doanh căn cứ vào doanh số bán được và tiền thu được từ giao dịch do cộng tác viên giới thiệu và yêu cầu phòng kế toán thanh toán phí dịch vụ trên. Anh/Chị hãy cho biết cần những chứng từ kế toán nào để thanh toán phí dịch vụ trên? Phương thức thanh toán an toàn? Giải thích ngắn gọn ưu khuyết điểm của phương thức thanh toán và chứng từ thanh toán mà Anh/chị đã chọn. (5đ)

Câu 2: Theo Luật kế toán số 88/2015/QH13 quy định khi nào đơn vị kế toán lập Báo cáo tài chính, Báo cáo tài chính của đơn vị hoạt động sản xuất kinh doanh gồm các bảng biểu nào, thời hạn nộp báo cáo tài chính và nộp báo cáo tài chính cho cơ quan nào? (5đ)

THÔNG TIN KHÓA HỌC KẾ TOÁN TRƯỞNG – THÁNG 09/2024

LỊCH KHAI GIẢNG THÁNG 09/2024:

NGÀY 1/09 - NGÀY 8/09 - NGÀY 15/09 - NGÀY 22/09 - NGÀY 29/09

Xem chi tiết khóa học Bồi dưỡng Kế toán trưởng – BỘ TÀI CHÍNH

Lịch Khai giảng lớp Chứng chỉ Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp tại TPHCM
Lịch Khai giảng lớp Chứng chỉ Kế toán trưởng hành chính sự nghiệp tại TPHCM

    TRUNG TÂM MIỀN NAM

    1. Cơ sở Bình Thạnh - Số 801/19 Tầm Vu - Phường 26 - Bình Thạnh - TPHCM

    2. Cơ sở Bình Dương - Số 591 Đại lộ Bình Dương - Hiệp Thành - TDM - Bình Dương

    3. Cơ sở Bình Định - Lầu 2 - Số 1061A Trần Hưng Đạo - Quy Nhơn - Bình Định

    THÔNG TIN LIÊN HỆ

    Thời gian làm việc: 08h - 17h (Thứ 2 đến Chủ nhật hàng tuần)

    Điện thoại: 0988 44 6464 (Thầy Tín) - 079 480 9555 (Cô Chung)

    Website: https://mnec.edu.vn. Email: lienhe@mnec.edu.vn. Zalo: 0833 44 6464.

    5/5 - (2 bình chọn)